Tất cả chúng ta đều biết rằng chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi phụ nữ đều ít nhiều khác nhau. Một chu kỳ kinh nguyệt trung bình là 28 ngày, tính từ ngày đầu của chu kỳ này đến ngày đầu của chu kỳ tiếp theo. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình có gì đó bất thường so với những tháng khác, điều đó có nghĩa là chu kỳ của bạn đang không ổn. Cùng tìm hiểu xem các yếu tố nào làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt nhé!
Tập luyện cường độ cao
Việc tập luyện nghiêm ngặt thường xuyên, kết hợp với lượng chất béo trong cơ thể thấp sẽ gây sức ép cho cơ thể, khiến não ngừng sản sinh hoóc-môn sinh sản. Một nghiên cứu đã phát hiện ra một nửa số phụ nữ có cường độ tập luyện cao có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Kinh nguyệt chậm một vài ngày không có gì đáng lo, nhưng hãy đi khám nếu bạn bị chậm kinh quá 3 tháng. Tình trạng này gọi là vô kinh, có thể ảnh hưởng tới mật độ xương trong thời gian dài.
Thừa cân làm ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt
Thừa cân không chỉ làm quần áo bị chật đi. Quá nhiều tế bào mỡ dẫn đến tăng nồng độ estrogen, ngăn cản sự rụng trứng. Trong khi đó, lớp nội mạc tử cung vẫn tiếp tục dày lên. Phụ nữ béo phì thường có lượng kinh nguyệt nhiều hơn, chu kỳ kinh thưa hơn và kéo dài hơn. Nếu bạn thừa cân và có những triệu chứng trên, hãy dự trữ những miếng băng vệ sinh ‘siêu dày’. Nồng độ estrogen cao trong thời gian dài làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Nếu bạn không thể giảm cân, hãy đi khám phụ khoa và cân nhắc việc uống thuốc tránh thai. Thuốc tránh thai làm mỏng lớp nội mạc tử cung, giúp giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
Ngược lại, thiếu cân cũng ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt
Cơ thể bạn phản ứng ngược lại khi bạn thiếu cân. Nó không sản sinh đủ estrogen. Bạn cần đủ lượng estrogen để làm dày lớp nội mạc tử cung và có kinh nguyệt. Tuy nhiên thiếu cân thường xuyên không hẳn là một rắc rối. Nếu sút cân nhiều mà bạn vẫn khỏe mạnh, cơ thể có thể tự điều chỉnh lại trong vòng vài tháng.
Dùng thuốc theo đơn làm tác động đến chu kỳ kinh nguyệt
Bất kì loại thuốc nào có liên quan tới hoóc-môn, như thuốc kích thích tuyến giáp (và các vấn đề về tuyến giáp nói chung), steroid, hoặc thuốc chống loạn thần (giải phóng dopamin), đều có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Tất cả các loại hoóc-môn đều lưu hành trong máu nên có mối liên kết với nhau, thậm chí cả khi chúng được sản sinh từ các tuyến khác nhau. Hơn nữa, một số thụ thể hoóc-môn này lại rất giống thụ thể của hoóc-môn khác, vì vậy thuốc dễ nhầm hoóc-môn đích của mình, ảnh hưởng tới hoóc-môn sinh sản cũng như hoóc-môn tuyến giáp chủ đích. Đừng hoảng sợ khi dùng một loại thuốc mà bạn bị chậm kinh vài ngày, nhưng hãy đi khám nếu kinh nguyệt bị chậm hoặc sớm trước 1 tuần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét