Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Căng thẳng và hiện tượng rối loạn kinh nguyệt

Hãy tưởng tượng bạn đang lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ mơ ước, chẳng hạn như đáp một chuyến bay đến Sydney để bơi trong Rạn san hô Great Barrier và đi trekking qua vùng Outback của Úc. Bạn có rất nhiều thứ phải làm, và suy nghĩ về những ngày “đèn đỏ” khi đang đi du lịch bắt đầu làm bạn lo lắng. Liệu bạn có thể đối phó với những cơn đau bụng kinh và đau lưng trên một chuyến bay dài? Nếu cô nàng nguyệt san xuất hiện khi bạn đang đi nghỉ, bạn vẫn có thể lặn với ống thở giữa rạn san hô không?

Chu kỳ kinh nguyệt và sức ảnh hưởng của căng thẳng


Mặc dù bạn có thể không lên kế hoạch cho một chuyến đi du lịch, nhưng căng thẳng và lo âu vẫn có thể ảnh hưởng đến bạn và chu kỳ của bạn. Mặc dù căng thẳng có thể tốt và thậm chí giúp chúng ta thử thách bản thân, nhưng quá căng thẳng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cơ thể chúng ta nhạy cảm với bất kỳ sự gián đoạn bất ngờ nào. Lo lắng quá nhiều có thể làm cho hệ tiêu hóa hoạt động quá mức, gây ra các triệu chứng căng thẳng như tiêu chảy, đi tiểu thường xuyên và đau bụng; hệ thống phổi có thể phải ứng lại bằng hơi thở nhanh và gấp.

Hệ thống sinh sản của nữ giới cũng có thể bị ảnh hưởng. Trong thực tế, đối với một số bạn gái, căng thẳng có thể góp phần gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Khi mức độ căng thẳng gia tăng, có khả năng chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ tạm thời dừng lại, một tình trạng được gọi là vô kinh thứ cấp.

(Tuy nhiên, nếu bạn đang đối phó với hiện tượng vô kinh trong một vài tháng, bác sĩ có thể hỏi về lịch sử sức khỏe của bạn và thực hiện các xét nghiệm khác nhau, bao gồm kiểm tra nồng độ hormone. Mang thai, u nang, khối u, thiếu hụt hormone, và các yếu tố khác ngoài căng thẳng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt không xuất hiện trong hơn một tháng).

Căng thẳng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?


Không có nhiều bằng chứng về mối quan hệ giữa căng thẳng và hiện tượng kinh nguyệt. Tuy nhiên, căng thẳng chắc chắn đóng một vai trò trong việc ức chế hoạt động của vùng dưới đồi, nơi điều khiển tuyến yên - tuyến chính của cơ thể - và đến lượt mình, tuyến yên sẽ kiểm soát tuyến giáp, tuyến thượng thận và buồng trứng. Tất cả chúng hoạt động cùng nhau để kiểm soát nồng độ hormone trong cơ thể.

Rối loạn chức năng buồng trứng có thể dẫn đến các vấn đề về sản xuất estrogen, rụng trứng hoặc các quá trình sinh sản khác. Estrogen là một hormone quan trọng giúp xây dựng lớp thành tử cung và chuẩn bị cho quá trình mang thai trong cơ thể. Nếu buồng trứng không hoạt động đúng cách, chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng, bao gồm vô kinh hoặc kinh nguyệt bất thường.

Để chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường


Bởi vì căng thẳng có thể ảnh hưởng đến một phần của não bộ chịu trách nhiệm sản xuất hormone, nó có thể làm giảm nồng độ hormone, có thể dẫn đến những thay đổi trong tần suất và độ dài của chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Giảm mức độ căng thẳng hoặc tìm ra cơ chế đối phó hiệu quả có thể giúp bạn đối phó với hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa hoặc dùng thuốc chống lo âu có thể làm giảm căng thẳng và giúp bạn kiểm soát các triệu chứng căng thẳng, cho phép chu kỳ của bạn trở lại trạng thái đều đặn.

Bạn không thể loại bỏ hoàn toàn căng thẳng ra khỏi cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, hãy cố gắng tìm hiểu các phương pháp lành mạnh để đối phó với căng thẳng quá mức vì đây là cách tốt nhất để căng thẳng không tàn phá các chức năng tự nhiên của cơ thể bạn.


Bạn hãy tham khảo bài viết “Hiểu về rối loạn kinh nguyệt” để tìm hiểu thêm những vấn đề khác liên quan đến hiện tượng này nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét