Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Dấu Hiệu Rụng Trứng – Những Cách Nhận Biết Đơn Giản Nhất

Giống như kinh nguyệt, rụng trứng cũng có những dấu hiệu riêng biệt dễ nhận biết. Việc xác định được ngày rụng trứng rất có ích cho chị em trong việc tránh thai hay thụ thai.

Các dấu hiệu của ngày rụng trứng

Xuất hiện nhiều chất nhầy âm đạo: khí hư tiết ra nhiều hơn khiến âm đạo thường xuyên ẩm ướt. Đây là dấu hiệu rụng trứng dễ nhận biết nhất. Điều này rất dễ dàng nhận thấy vì trước ngày trứng rụng âm đạo khô ráo và khí hư ít. Khí hư lúc sắp rụng trứng thường loãng hơn và có độ co giãn tốt, màu trắng trong như lòng trắng trứng gà. Việc xuất hiện khí hư nhiều giúp âm đạo được bôi trơn, tạo điều kiện cho việc thụ thai.
  • Ngực trở nên nhạy cảm: trong ngày rụng trứng thì ngực của chị em phụ nữ trở nên căng tức hơn so với bình thường, khi sờ vào có giảm giác đau. Lý do nồng độ hormone thay đổi trong cơ thể để chuẩn bị cho quá trình được thụ thai hiệu quả.
  • Tăng ham muốn: Trong những ngày rụng trứng thì nhu cầu quan hệ tình dục của chị em trở nên nhiều hơn so với bình thường. Điều này là do nồng độ LH (Luteinizing Hormone) trong cơ thể thay đổi gây ra.
  • Đau bụng dưới: Vào ngày rụng trứng, do các quả trứng vỡ trong nang trứng hay di chuyển trong vòi trứng tới tử cung gây ra những cơn đau co thắt nhẹ vùng bụng dưới.

Tính ngày rụng trứng bằng cách nào?

Ngày rụng trứng sẽ xuất hiện sau 14 ngày kể từ lúc hết kinh. Ngoài việc “đọc vị” các dấu hiệu nhận biết ngày rụng trứng, chị em có thể tự tính ngày rụng trứng bằng 2 cách sau đây.
Tính dựa theo chu kỳ kinh nguyệt


Khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, bạn hãy đánh dấu ngày đó vào quyển lịch hoặc ghi chú ngay vào điện thoại của bạn. Đến tháng tiếp theo, bạn cũng đánh dấu ngày đầu tiên khi thấy ‘đèn đỏ’ như cách đã làm ở tháng trước. Lấy trung bình ngày kéo dài của chu kỳ trong 3 tháng gần nhất.

Điều này sẽ giúp bạn tính được chính xác chu kỳ kinh nguyệt của mình kéo dài bao nhiêu ngày. Bạn cũng phải theo dõi chu kỳ của mình nhiều hơn 1 tháng, có thể là 2 - 3 tháng nếu chu kỳ của bạn không đều đặn.

Xem lịch rụng trứng

Lịch rụng trứng bạn có thể tải thông qua các app hoặc có sẵn trên mạng. Áp dụng vào chu kỳ kinh nguyệt của bạn để biết được khi nào bạn rụng trứng và khoảng thời gian quan hệ lúc nào thì dễ thụ thai nhất. Quan hệ ngày rụng trứng hoặc 5 ngày trước đó giúp vợ chồng bạn tăng khả năng thụ thai.


Đọc thêm bài viết khác cùng chủ đề tại Cùng Tìm Hiểu Về Dấu Hiệu Rụng Trứng

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

3 Điều Bạn Thường Làm Khiến Kinh Nguyệt Có Màu Đen

Kinh nguyệt có màu đen và ra ít là hiện tượng cảnh báo tình trạng sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mà bạn đang mắc phải thường do các thói quen thường làm.

Không quan hệ tình dục trong những ngày có kinh


Đừng vì một vài phút giây thỏa mãn mà vô tình làm hại sức khỏe nhé! Việc quan hệ tình dục khi thấy hiện tượng kinh nguyệt màu đen và ít hay kinh nguyệt màu đen ngày đầu. Bởi đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề bạn không mong muốn.

Quá trình quan hệ tình dục trong những ngày hành kinh sẽ khiến máu kinh bị đẩy ngược vào âm đạo khiến máu kinh mắc kẹt lại ở nếp gấp âm đạo, bị ô-xy hóa đổi màu và bị đào thải từ từ nên lượng ít lại. Vì vậy, không quan hệ tình dục trong những ngày hành kinh cũng là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng này.

Tuy nhiên, sau một thời gian bạn đã dừng quan hệ tình dục trong thời gian hành kinh nhưng tình trạng kinh nguyệt có màu đen và ít vẫn tái diễn ở chu kỳ sau, bạn nên đến trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe. Bởi có thể thấy đây không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng trên nên bạn cần tầm soát các nguyên nhân khác.

Dừng uống thuốc tránh thai cấp tốc


Thuốc tránh thai cấp tốc chính là thủ phạm gây ra tình trạng kinh nguyệt màu đen và ít. Do đó, nếu gần đây bạn có dùng loại thuốc này và bỗng dưng xuất hiện tình trạng biến đổi màu máu kinh nguyệt như trên thì nên dừng thuốc ngay lập tức. Có thể sau khi dừng thuốc 2-4 tuần, tình trạng kinh nguyệt sẽ trở lại như bình thường.

Ngoài ra, nếu bạn vừa thay đổi loại thuốc tránh thai hay biện pháp ngừa thai thì cũng làm rối loạn hormone tạm thời cũng có thể gây ra hiện tượng kinh nguyệt có màu đen và ít. Nếu nghi ngờ là do điều này, bạn chỉ cần theo dõi và sau 1-2 chu kỳ, kinh nguyệt sẽ tự cải thiện sau khi cơ thể đã quen dần với loại thuốc mới.

Giải tỏa căng thẳng


Tình trạng tâm lý mệt mỏi, căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến tình trạng đông máu, làm hình thành nhiều cục máu đông trong chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể là nguyên nhân làm kinh nguyệt xuất hiện màu đen, vón cục hoặc ra ít lại. Vì vậy, hãy luôn giữ tâm lý cân bằng, ổn định và chú ý thư giãn đầu óc, tinh thần tốt trước thời gian hành kinh cũng có thể giúp giảm hiện tượng trên.

Ngoài ra, bạn cần nên biết rằng kinh nguyệt ra ít và có màu đen cũng là dấu hiệu của bệnh lý. Tham khảo bài viết Kinh nguyệt có màu đen là dấu hiệu của bệnh lý? Để hiểu rõ hơn vấn đề này.

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Căng thẳng và hiện tượng rối loạn kinh nguyệt

Hãy tưởng tượng bạn đang lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ mơ ước, chẳng hạn như đáp một chuyến bay đến Sydney để bơi trong Rạn san hô Great Barrier và đi trekking qua vùng Outback của Úc. Bạn có rất nhiều thứ phải làm, và suy nghĩ về những ngày “đèn đỏ” khi đang đi du lịch bắt đầu làm bạn lo lắng. Liệu bạn có thể đối phó với những cơn đau bụng kinh và đau lưng trên một chuyến bay dài? Nếu cô nàng nguyệt san xuất hiện khi bạn đang đi nghỉ, bạn vẫn có thể lặn với ống thở giữa rạn san hô không?

Chu kỳ kinh nguyệt và sức ảnh hưởng của căng thẳng


Mặc dù bạn có thể không lên kế hoạch cho một chuyến đi du lịch, nhưng căng thẳng và lo âu vẫn có thể ảnh hưởng đến bạn và chu kỳ của bạn. Mặc dù căng thẳng có thể tốt và thậm chí giúp chúng ta thử thách bản thân, nhưng quá căng thẳng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cơ thể chúng ta nhạy cảm với bất kỳ sự gián đoạn bất ngờ nào. Lo lắng quá nhiều có thể làm cho hệ tiêu hóa hoạt động quá mức, gây ra các triệu chứng căng thẳng như tiêu chảy, đi tiểu thường xuyên và đau bụng; hệ thống phổi có thể phải ứng lại bằng hơi thở nhanh và gấp.

Hệ thống sinh sản của nữ giới cũng có thể bị ảnh hưởng. Trong thực tế, đối với một số bạn gái, căng thẳng có thể góp phần gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Khi mức độ căng thẳng gia tăng, có khả năng chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ tạm thời dừng lại, một tình trạng được gọi là vô kinh thứ cấp.

(Tuy nhiên, nếu bạn đang đối phó với hiện tượng vô kinh trong một vài tháng, bác sĩ có thể hỏi về lịch sử sức khỏe của bạn và thực hiện các xét nghiệm khác nhau, bao gồm kiểm tra nồng độ hormone. Mang thai, u nang, khối u, thiếu hụt hormone, và các yếu tố khác ngoài căng thẳng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt không xuất hiện trong hơn một tháng).

Căng thẳng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?


Không có nhiều bằng chứng về mối quan hệ giữa căng thẳng và hiện tượng kinh nguyệt. Tuy nhiên, căng thẳng chắc chắn đóng một vai trò trong việc ức chế hoạt động của vùng dưới đồi, nơi điều khiển tuyến yên - tuyến chính của cơ thể - và đến lượt mình, tuyến yên sẽ kiểm soát tuyến giáp, tuyến thượng thận và buồng trứng. Tất cả chúng hoạt động cùng nhau để kiểm soát nồng độ hormone trong cơ thể.

Rối loạn chức năng buồng trứng có thể dẫn đến các vấn đề về sản xuất estrogen, rụng trứng hoặc các quá trình sinh sản khác. Estrogen là một hormone quan trọng giúp xây dựng lớp thành tử cung và chuẩn bị cho quá trình mang thai trong cơ thể. Nếu buồng trứng không hoạt động đúng cách, chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng, bao gồm vô kinh hoặc kinh nguyệt bất thường.

Để chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường


Bởi vì căng thẳng có thể ảnh hưởng đến một phần của não bộ chịu trách nhiệm sản xuất hormone, nó có thể làm giảm nồng độ hormone, có thể dẫn đến những thay đổi trong tần suất và độ dài của chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Giảm mức độ căng thẳng hoặc tìm ra cơ chế đối phó hiệu quả có thể giúp bạn đối phó với hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa hoặc dùng thuốc chống lo âu có thể làm giảm căng thẳng và giúp bạn kiểm soát các triệu chứng căng thẳng, cho phép chu kỳ của bạn trở lại trạng thái đều đặn.

Bạn không thể loại bỏ hoàn toàn căng thẳng ra khỏi cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, hãy cố gắng tìm hiểu các phương pháp lành mạnh để đối phó với căng thẳng quá mức vì đây là cách tốt nhất để căng thẳng không tàn phá các chức năng tự nhiên của cơ thể bạn.


Bạn hãy tham khảo bài viết “Hiểu về rối loạn kinh nguyệt” để tìm hiểu thêm những vấn đề khác liên quan đến hiện tượng này nhé.

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

Cách Nhận Biết Dấu Hiệu Sắp Có Kinh, Trễ Kinh Và Mang Thai

Trễ kinh và mang thai có những dấu hiệu mà không phải chị em nào cũng biết cách phân biệt được. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn học các “thông báo” của cơ thể mình một cách chi tiết nhất nhé!

Đau ngực


Kinh nguyệt: Trước khi có kinh, ngực bạn có thể sẽ căng tức và đau hơn khi chạm vào. Đối với chị em đang có con nhỏ thì triệu chứng này gặp nhiều hơn. Việc căng tức ngực có thể ở mức độ ít hoặc nhiều, thường đau nhất vào vài ngày trước chu kỳ kinh và mức độ mạnh hơn trong và sau chu kỳ do lượng progesterone giảm đi.

Mang thai: Trước thai kỳ, ngực của bạn thường trở nên nhạy cảm hoặc đau khi bị chạm vào. Ngực có thể sẽ đầy đặn hơn. Cảm giác căng tức ngực có thể xuất hiện một tới hai tuần sau khi thụ thai và có thể kéo dài một vài ngày sau khi thụ thai, nguyên nhân từ lượng progesterone tăng lên bởi quá trình mang thai.

Ra máu âm đạo


Kinh nguyệt: Chỉ khi hành kinh bạn mới thấy có máu kinh nguyệt. Các trường hợp ra máu bất thường không đúng chu kỳ được xem là dấu hiệu các bệnh phụ khoa.

Mang thai: Một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn đã có thai là chảy một chút máu hoặc rong máu âm đạo, thường có màu hơi đỏ hoặc nâu thẫm, đây còn gọi là máu báo thai. Hiện tượng này xảy ra khoảng 10 tới 14 ngày sau quá trình thụ thai thành công, nhưng chỉ kéo dài 1-2 ngày, ngắn hơn chu kỳ kinh nguyệt bình thường và lượng máu khá ít.

Cảm thấy buồn nôn


Kinh nguyệt: Ngoại trừ bạn có vấn đề về tiêu hóa hay rối loạn tiền đình, việc sắp có kinh nguyệt không gây nên buồn nôn.

Mang thai: Ốm nghén là dấu hiệu kinh điển và rõ ràng nhất, biểu trưng chính là cảm giác buồn nôn. Những cơn buồn nôn có thể bắt đầu vào tuần thứ ba khi bạn có thai. Buồn nôn đi kèm tình trạng ói mửa hoặc không và thường hay gặp vào buổi sáng sau khi thức. Nhưng điều này không có nghĩa là bất cứ phụ nữ nào có thai cũng bị buồn nôn, và ốm nghén có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong ngày.

Thấy thèm ăn


Kinh nguyệt: Khi sắp có kinh, bạn có thể bạn sẽ thèm ăn sô cô la, đồ uống có ga, đồ ngọt hoặc đồ mặn nhiều hơn một chút. Nhưng dấu hiệu này không rõ rệt và không giống với khi bạn mang thai.

Mang thai: Ngoài việc thèm ăn đặc biệt một số món, có thể bạn hoàn toàn không thích một số thức ăn hoặc buồn nôn khi ngửi thấy một số mùi vị, dù trước đó bạn thích món này. Tình trạng ấy có thể kéo dài suốt thai kỳ. Tệ hơn là bạn có thể mắc chứng rối loạn ăn uống, tức là bạn ăn những thực phẩm hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng, nhưng miễn là thấy “hợp khẩu vị” trong lúc mang thai.

Chuột rút


Kinh nguyệt: Có thể bạn sẽ gặp tình trạng đau bụng kinh hoặc chuột rút. Chuột rút xuất hiện từ 24 – 48 giờ trước chu kỳ, mức đau giảm dần trong chu kỳ và cuối cùng sẽ biến mất khi hoàn toàn hết chu kỳ.

Mang thai: Bạn có thể bị chuột rút ngay khi bắt đầu thai kỳ và những lần chuột rút này thường nhẹ giống như trong kỳ kinh nguyệt, nhưng tập trung nhiều ở phía lưng dưới hoặc bụng dưới. Khi mang thai, có thể bạn sẽ bị chuột rút thời gian dài có thể từ vài tuần tới vài tháng.

Đọc thêm bài viết khác cùng chủ đề tại Cách Nhận Biết Dấu Hiệu Sắp Có Kinh Trước 1 Tuần

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Tampon, Mooncup, Băng Vệ Sinh: Loại Nào Thấm Hút Tốt?




Tampon, cốc nguyệt san và băng vệ sinh là những sản phẩm phổ biến nhất mà chị em dùng để “đối phó” với kỳ kinh nguyệt. Hãy cùng làm một phép so sánh thử xem ưu và nhược của từng loại khi đem lên bàn cân nhé!

Băng vệ sinh

Ưu điểm

Băng vệ sinh hiện nay là sản phẩm được dùng nhiều nhất, đa dạng về chủng loại, chất liệu – mặt bông cho da nhạy cảm, mặt lưới khô thoáng thấm hút tốt, có nhiều chiều dài khác nhau. Băng vệ sinh được nhiều chị em Việt tin dùng bởi sự tiện lợi, giá thành rẻ, dễ sử dụng và phổ biến của mặt hàng này.

Băng vệ sinh có loại dùng hàng ngày, giúp bạn gái có vùng kín khô ráo, tránh ẩm ướt – điều này khác với tampon là chỉ dùng được trong kỳ kinh nguyệt.

Nhược điểm

Trung bình một năm, một phụ nữ sẽ thải ra ngoài môi trường gần 350 miếng BVS (gần 35 gói BVS), đồng thời là các bao bì nhựa đi kèm, chúng đều khó phân hủy do đó không thân thiện với môi trường.

Không phù hợp cho các hoạt động thể chất như chạy nhảy, đặc biệt là bơi lội.

Dễ gây ngứa, kích ứng, viêm nhiễm, bốc mùi: khi máu kinh ra ngoài bị oxi hóa, cộng với độ ẩm và việc không thay rửa thường xuyên sẽ là môi trường cho vi khuẩn phát triển, chưa kể chất liệu hay mùi hương của miếng băng dễ gây kích ứng.

Băng rất dễ bị xô lệch, tràn khi ngủ hay “lỡ” ngồi không đúng cách.

Cốc nguyệt san


Ưu điểm

Tiết kiệm hơn băng vệ sinh, khi một chiếc cốc bạn có thể dùng đến 10 năm! Do đó, cốc nguyệt san ăn điểm hơn trong việc bảo vệ môi trường. Nhưng bạn nên nhớ rằng dù chất liệu silicon y tế bền bỉ như thế, thì trong thời gian dài bạn cũng không thể chắc được liệu sản phẩm có bị môi trường bên ngoài tác động làm biến chất hay không. Do đó, cũng không nên quá chủ quan dùng 1 chiếc cốc trong nhiều năm liền mà không thay mới.

Không gây mùi, viêm nhiễm hay kích ứng như băng vệ sinh vì máu kinh được “hứng” hết trong cốc, không có cơ hội thấm ra ngoài. Do đó, bạn tha hồ vận động, vui chơi thậm chí cả bơi lội thoải mái. Thời gian dùng cốc cũng lâu hơn băng vệ sinh hay tampon, lên tới 12 tiếng cho 1 lần sử dụng cốc.

Đảm bảo độ cân bằng pH cho vùng âm đạo và các vi khuẩn có lợi.

Nhược điểm

Dễ gây khó chịu với những bạn mới tập làm quen dùng cốc nguyệt san.

Lích kích hơn mỗi lần thay cốc: bạn phải rửa sạch tay, chọn đúng tư thế để lấy cốc ra và phải vệ sinh thật kỹ rồi mới cho vào dùng tiếp. Bất tiện nếu như bạn muốn thay cốc ở các nhà vệ sinh công cộng.

Tampon


Ưu điểm

Là “con lai” giữa băng vệ sinh và cốc nguyệt san. Tampon có sự tiện lợi của băng vệ sinh, vừa có sự nhỏ gọn của cốc nguyệt san. Phù hợp với những người hay vận động, đặc biệt là thể thao dưới nước, giá thành không quá đắt.

Nhược điểm

Dễ gây kích ứng, khô âm đạo. Khác với băng vệ sinh chỉ tiếp xúc ở bề mặt da, tampon phải cho trực tiếp vào trong âm đạo, nếu không may bị dị ứng thì việc chữa trị cũng khó khăn hơn.

Không sử dụng khéo sẽ làm đứt dây kéo tampon, khiến tampon bị kẹt bên trong.

Từ những so sánh trên đây, tùy theo sở thích và nhu cầu, hy vọng bạn gái đã chọn cho mình loại sản phẩm ưng ý.

Đọc thêm bài viết khác cùng chủ đề tại Băng Vệ Sinh Nào Thấm Hút Tốt: Mẹo Chọn Băng Vệ Sinh Chất Lượng