Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

Những Nguyên Nhân Khiến Huyết Trắng Có Màu Nâu

Huyết trắng hay khí hư có màu nâu là một trong những hiện tượng bất thường mà nhiều chị em gặp phải, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh phụ khoa nguy hiểm cho nữ giới. Chính vì vậy, tìm hiểu những nguyên nhân có thể gây ra khí hư màu nâu ở nữ giới.

Sau những ngày hành kinh

Sau mỗi kỳ kinh nguyệt, một lượng kinh nguyệt có thể bị đọng lại không được đào thải ra hết. Lượng kinh nguyệt này sẽ được pha trộn cùng với huyết trắng và khiến huyết trắng có màu nâu. Vì thế, nếu trong trường hợp này thì đây là một hiện tượng sinh lý thông thường của các chị em. Sau một số ngày khi lượng kinh nguyệt còn lại đã hết thì hiện tượng khí hư có màu nâu cũng sẽ không còn nữa.

Rối loạn nội tiết tố

Thường xuyên uống thuốc tránh thai, chế độ ăn uống, lao động không điều độ, chị em phụ nữ gặp phải stress, căng thẳng nhiều ngày…là các yếu tố dẫn đến rối loạn nội tiết tố. Thay đổi nội tiết tố là lý do chủ yếu dẫn tới hiện tượng kinh nguyệt bị rối loạn, kèm theo đó là sự biến đổi màu sắc của huyết trắng như huyết trắng có màu nâu, màu vàng hay màu sắc bất thường khác.

Viêm nhiễm âm đạo

Viêm vùng kín là tình trạng viêm nhiễm ở âm hộ với biểu hiện khí hư chuyển thành màu nâu hay đen, đôi khi có kèm theo máu. Mặt khác, bệnh nhân còn có những biểu hiện nóng rát khi tiểu tiện, đau đớn khu vực chậu nhất là sau khi "yêu" cơn đau đớn càng dữ dội, "cô bé" bị ngứa ngáy, sưng đỏ.

Viêm cổ tử cung

Với tình trạng dịch tiết âm đạo ra nhiều hơn, có màu nâu, có thể còn có máu, sốt nhẹ, thường xuyên đi giải, đau đớn và xuất huyết bộ phận sinh dục nữ sau khi quan hệ, giữa những kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi mãn kinh thì có khả năng rất cao phái nữ đang mắc phải viêm cổ tử cung.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung gây ra các triệu chứng ngứa bộ phận sinh dục nữ, đau đớn âm ỉ ở vùng bụng dưới, dịch âm đạo có màu nâu đen, cùng với mùi hôi khó chịu, kinh nguyệt bị rối loạn cho nữ giới. Bên cạnh đó còn có tình trạng tiểu buốt, tiểu dắt, xuất huyết sau khi quan hệ tình dục.

Ung thư cổ tử cung

Huyết trắng có màu nâu đen, là một trong số các dấu hiệu phát hiện sớm của ung thư cổ tử cung. Nguyên nhân là vì hiện tượng ung thư cổ tử cung khiến vùng kín bị chảy máu khác thường không theo chu kỳ, khiến cho huyết trắng có màu nâu đen và khi hư ra nhiều có mùi hôi khó chịu.

Các chị em cần tự kiểm tra xem huyết trắng có xuất hiện cùng các dấu hiệu khác không và có trùng hợp với các giai đoạn sinh lý bình thường. Nếu như lúc này huyết trắng tiết ra bất thường hay giống với dấu hiệu của bất kỳ bệnh lý trên, các bạn nên tìm đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân.

Ngoài ra, mời bạn tham khảo Ra nhiều huyết trắng có màu nâu nhạt có sao không? để tìm hiểu thêm các bài viết có liên quan nhé!

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Ngày Rụng Trứng Là Ngày Nào? Cách Tránh Thai Không Dùng Thuốc

Tránh thai tự nhiên không dùng biện pháp hỗ trợ nào được khá nhiều các cặp đôi áp dụng bởi nó không làm giảm khoái cảm khi quan hệ. Việc giảm tỉ lệ thụ thai trong trường hợp này đó là chị em cần xác định được ngày rụng trứng.


Nguyên tắc của việc tránh thai tự nhiên


Trong vòng kinh nhìn chung thì ngày rụng trứng thường xảy ra vào khoảng giữa chu kỳ, nếu chị em có quan hệ vào những ngày gần thời điểm rụng trứng thì khả năng thụ thai là cao nhất.

Tỉ lệ thụ thai cao nhất có thể bắt đầu từ 3-5 ngày trước rụng trứng (tinh trùng có thể sống trong chất nhầy cổ tử cung 3-6 ngày), thời gian thụ thai sẽ kết thúc 24 giờ sau rụng trứng, sau rụng trứng thì trứng có thể giữ được khả năng thụ thai của mình trong vòng 1 ngày.

Cách xác định những ngày có khả năng thụ thai cao


Khi trứng rụng, cơ thể người phụ nữ sẽ có một số thay đổi như trên chất nhầy cổ tử cung hay nhiệt độ cơ bản của cơ thể sẽ tăng nhẹ. Dựa vào điểm này, chúng ta có 2 cách để biết được thời điểm thụ thai cao: phương pháp tính dựa trên ngày lịch và phương pháp tính dựa trên các thay đổi của cơ thể.

Phương pháp dựa theo ngày:

Trước khi sử dụng biện pháp này, nữ giới cần ghi nhận lại các ngày hành kinh trong mỗi chu kỳ kinh trong ít nhất 6 tháng. Ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt được tính là ngày 1.
  • Ngày sớm nhất có thể thụ thai (ngày bắt đầu có thể thụ thai) = số ngày của vòng kinh ngắn nhất trừ đi 18
  • Ngày trễ nhất có thể có thai (ngày cuối cùng có thể thụ thai) = số ngày của vòng kinh dài nhất trừ đi 11
Trong giai đoạn có thể thụ thai (từ ngày sớm nhất đến ngày trễ nhất) nên hạn chế quan hệ, hoặc chú ý sử dụng các biện pháp phòng tránh.

Ví dụ: nếu trong 6 chu kỳ gần đây nhất, vòng kinh ngắn nhất và dài nhất của bạn là 27 và 31 thì ngày bắt đầu và ngày kết thúc sẽ lần lượt là 27-18=9 và 31-11=20. Do đó từ ngày 9 đến ngày 20 của vòng kinh chính là thời điểm dễ thụ thai nhất.

Phương pháp tính ngày chuẩn

Nếu vòng kinh của bạn hầu hết là 26-32 ngày thì rất thích hợp để áp dụng biện pháp ngày chuẩn.

Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh đánh dấu là ngày 1. Tránh quan hệ vào ngày 8-19 của chu kỳ kinh. Nếu kinh nguyệt không đều thì phương pháp ngày chuẩn sẽ kém hiệu quả hơn.

Trên đây là 2 phương pháp tránh thai tự nhiên dành cho những chị em có vòng kinh đều đặn. Nếu không xác định được rõ ràng chu kỳ của mình, tốt nhất bạn nên sử dụng các biện pháp phòng ngừa khi quan hệ.

Đọc thêm bài viết khác cùng chủ đề tại Ngày Rụng Trứng Là Ngày Nào? Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Sự Rụng Trứng

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

Bị Rối Loạn Kinh Nguyệt Sau Sinh, Nên Làm Gì?

Việc sinh nở ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể người phụ nữ, đặc biệt là sau khi sinh xong. Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh cũng không phải là hiếm gặp. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Rối Loạn Kinh Nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là gì?

Thời điểm có kinh lại sau khi sinh con phụ thuộc vào cách sinh hoạt và phương pháp sinh con, cụ thể:

- Chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, có kinh lại sau 3 tháng đến 1 năm.

- Chị em đang nuôi con bằng sữa ngoài, có kinh sau 1,5 đến 2 tháng.

- Chị em sinh mổ có kinh sau 2 tháng.

Các chị em bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh thường có kèm theo các triệu chứng như chu kỳ kinh không đều; rong kinh; máu kinh ra lúc ít lúc nhiều; khí hư có màu xanh, màu đậm, hôi; máu kinh có nhiều cục huyết đen, đau bụng dưới dai dẳng… 

Nguyên nhân từ đâu?

Thông thường, có 3 nhóm nguyên nhân chính gây rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh, đó là:

Thay đổi nội tiết tố

Quá trình sinh nở và cho con bú khiến nội tiết tố trong cơ thể mẹ bị xáo trộn nghiệm trọng. Điều này là nguyên nhân chính gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Ngoài ra, khi cho con bú, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra hormone prolactin có tác động đến chu kỳ kinh nguyệt.

Căng thẳng tâm lý

Việc chăm con có thể khiến nhiều chị em bị stress. Trong khi đó, cơ thể của người mẹ lại chưa thực sự hồi phục hoàn toàn. Những vấn đề này khiến nhiều chị em gặp stress liên tục, bản thân căng thẳng, có thể cáu giận, buồn chán gây rối loạn hormone nội tiết, ảnh hưởng sức khỏe của chị em nói chung và sức khỏe sinh sản, gây rối loạn kinh nguyệt nói riêng.

Bị mắc bệnh phụ khoa

Đối với chị em sinh thường, vùng kín sau sinh rất dễ bị vi khuẩn, nấm xâm nhập trong khi sức đề kháng của cơ thể chưa hồi phục. Hoặc có thể cách chăm sóc vùng kín sau sinh chưa đúng, có quan hệ tình dục quá sớm sau sinh… có thể khiến vùng kín bị nhiễm trùng. Những biểu hiện thường gặp như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, bệnh tại buồng trứng… đi kèm với rối loạn kinh nguyệt.

Nên làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh?

Chị em sau sinh ngay khi nhận thấy có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt nên nhanh chóng có kế hoạch khám phụ khoa càng sớm càng tốt. Mặc dù không phải là bệnh nhưng việc được chữa trị đúng cách có thể giúp chị em cân bằng lại cuộc sống, sinh hoạt sau khi sinh nở.

Đọc thêm bài viết cùng chủ đề tại Bị Rối Loạn Kinh Nguyệt Kéo Dài, Làm Sao Chấm Dứt?

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Những Nguyên Tắc Ăn Uống Khoa Học Của Người Nhật


Người Nhật có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, không chỉ nhờ sự phát triển của y tế - chăm sóc sức khỏe mà còn là chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.

Nguyên tắc ăn uống của người Nhật

Hãy ăn vừa đủ no

Chúng ta thường quen với lời dạy rằng nên ăn hết thức ăn trong bữa, nhưng đối với người Nhật, họ chú trọng vào cảm giác của cơ thể hơn. Người Nhật khuyên rằng bạn nên ăn theo kiểu hara hachibu (hara hachibun-me) – tức là ăn no khoảng 80%. Theo nguyên tắc này, việc ăn uống chỉ cần vừa đủ và không làm bạn cảm thấy khó chịu sau đó. Nếu như không muốn ăn nữa cũng không sao - thì hãy bỏ nó đi.

Hạn chế đồ ăn sẵn

Cuộc sống hiện đại khiến con người càng bận rộn hơn và fast food là ưu tiên hàng đầu. Nhưng hãy dừng lại nếu bạn muốn có sức khỏe tốt. Các loại thức ăn có sẵn rất dễ làm bạn béo phì, thừa cân. Hơn nữa đồ đóng hộp chứa rất nhiều dầu và chất bảo quản. Hạn chế các món ăn chiên, tinh bột hay là một bữa ăn quá nhiều carb.

Hãy dành thời gian để tự nấu ăn theo ý thích của mình thay vì phụ thuộc quá nhiều vào thức ăn làm sẵn.

Cân bằng lượng carb, natri và đường

Ba thứ xấu trong ẩm thực của Nhật Bản là carbohydrates, natri và đường. Chúng chỉ cần thiết với một lượng vừa phải. Hầu hết trong các bữa ăn của người Nhật đều có nước tương (chứa natri). Súp Miso, thức ăn chính trong nhiều thực đơn tại các nhà hàng Nhật Bản chứa một lượng natri tốt, một số thức ăn khác có gần 1000mg natri.

Hãy cẩn thận về lượng natri và chú ý huyết áp của mình nếu bạn hay gia đình bạn có tiền sử các bệnh về tim, cao huyết áp. Khi mua đồ ăn ở các cửa hàng, hãy đọc kỹ những thành phần giúp bạn xác định lượng natri được sản xuất ra trong sản phẩm. Bạn có biết rằng hầu hết những món ăn của Nhật đều có một ít đường bằng cách này hay cách khác dùng để cân bằng hương vị? Khi xem một chương trình nấu ăn tại nhà của người Nhật, và một điều rút ra là đường có ở hầu hết các loại nước sốt, hầm, cà ri, một số loại karaage và thậm chí cả trong ramen.

Đừng nuông chiều khẩu vị mặn/ngọt của bản thân, mà hãy biết cân bằng các loại thực phẩm với độ mặn hay ngọt vừa phải. Mỗi bữa ăn nên có rau xanh đi kèm.

Đa dạng trong bữa ăn

Sự đa dạng trong bữa ăn sẽ cho bạn thêm khỏe và có một thân hình thon thả. Nếu bạn đã từng có cơ hội thưởng thức một bữa ăn truyền thống của người Nhật tại suối nước nóng hay khi ghé qua Kyoto, bạn có thể nhận thấy có rất nhiều món ăn khác nhau. Một bữa ăn truyền thống của người Nhật thường được làm theo nguyên tắc ichijyu sansai (một món súp với ba món rau cộng thêm gạo và cá) để đảm bảo sự cân bằng tốt cho cơ thể, không thừa hay thiếu bất kỳ dưỡng chất nào.

Những phần ăn nhỏ có tới hơn 15 loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày hoặc thậm chí trong một bữa ăn, bao gồm: đậu, hải sản, rau cải, với một ít cơm, mì hay thịt, chúng cung cấp đủ lượng vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần. Với những bữa ăn hàng ngày, nên chú trọng ăn nhiều món khác nhau với số lượng ít ở mỗi món thay vì chỉ có 1-2 món.

Xem thêm bài viết cùng chủ đề tại Chế Độ Ăn Uống Khoa Học Phù Hợp Cho Từng Độ Tuổi