Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Các nguyên nhân chậm kinh phổ biến

Hầu hết chị em phụ nữ đều nghĩ ngay đến có thai khi thấy dấu hiệu chậm kinh. Nhưng ít người biết được rằng, thực ra còn nhiều nguyên nhân chậm kinh khác. Hãy cùng tìm hiểu qua thắc mắc của một bạn gái và giải đáp từ bác sĩ chuyên môn.

nguyên nhân chậm kinh


Thắc mắc về nguyên nhân chậm kinh


Thưa bác sĩ, tháng này em bị chậm kinh 20 ngày, em đã thử que thử tránh thai liên tục (5 que kể từ ngày chậm kinh) nhưng kết quả vẫn chỉ một vạch. Từ trước đến nay em chưa bao giờ bị chậm kinh lâu như vậy. Các thói quen, sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ của em vẫn bình thường như mọi tháng trước.

Bác sĩ cho em hỏi, em như vậy là bị làm sao? Nguyên nhân chậm kinh của em là gì? Có phải em đã có thai hay không, hay em bị bệnh nào khác? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (T. Mai)

Giải đáp nguyên nhân chậm kinh


Bạn T. Mai thân mến!

Chậm kinh là một trong những dấu hiệu sớm nhất của thai kì. Nếu bạn có thai và chậm kinh đến 20 ngày thì khi dùng que thử, kết quả sẽ khá rõ ràng (2 vạch), trong trường hợp que thử tốt, không bị hỏng và cho kết quả sai. Nếu bạn đã thử tới 5 que mà kết quả vẫn là âm tính (1 vạch) thì nhiều khả năng bạn không có thai, tình trạng chậm kinh chỉ là xuất phát từ các yếu tố tâm sinh lý khác mà thôi.



Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm kinh ở người phụ nữ. Bạn có thể tham khảo những nguyên nhân dưới đây để biết liệu mình có gặp phải nguyên nhân nào không nhé:

- Chán ăn, ăn uống vô độ, dẫn đến tăng hoặc giảm cân quá nhanh... Hoặc tập thể dục, chạy bộ, làm việc quá sức cũng khiến chu kì kinh nguyệt của bạn không đều đặn vì nó làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone trong cơ thể, ngăn ngừa quá trình rụng trứng và làm dày nội mạc tử cung nên không thể hành kinh.

- Stress, căng thẳng, lo âu... là những biến động về tâm lý có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Khi bạn rơi vào những trạng thái này, vùng dưới đồi (hypothalamus) bị ảnh hưởng mà vùng này lại là nơi tiết kích thích tố điều chỉnh chu kì kinh nguyệt của bạn.

- Bất thường ở tuyến giáp: Các bệnh về tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt của chị em, bao gồm suy giáp và cường giáp. 

- Có triệu chứng hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Hội chứng này là hiện tượng mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến cơ thể không rụng trứng, làm thay đổi mức estrogen, progesterone và testosterone trong cơ thể nên cũng ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

- Dùng thuốc tránh thai: Một liều thuốc tránh thai nhẹ cũng có thể làm thay đổi kinh nguyệt của bạn vì nó tác động tới các nội tiết tố trong cơ thể.

Nếu xác định được mình gặp nguyên nhân chậm kinh nào, bạn nên tự điều chỉnh để tình trạng kinh nguyệt của mình thay đổi tích cực. Trong trường hợp chưa biết chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm kinh của mình, bạn nên đi khám đi ở chuyên khoa sản ở các bệnh viện có uy tín để được chẩn đoán nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất.

Chúc bạn vui khỏe!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét