Đau ngực khi có kinh hoặc trước khi có kinh là hiện tượng thường gặp ở rất nhiều phụ nữ. Nếu như bạn cũng gặp phải triệu chứng này thì hãy cùng tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân của nó để có thể chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Triệu chứng đau ngực khi có kinh
Đa số phụ nữ cảm giác có triệu chứng đau đều nhẹ, có thể được coi là bình thường. Một số người thấy khó chịu ở vú trong một vài ngày trước khi có kinh. Tuy nhiên, trong cơn đau có thể nặng hoặc kéo dài lên đến 1 - 2 tuần trước khi có kinh.
Cơn đau thường giảm nhẹ ngay sau khi ra kinh. Mức độ thường thay đổi theo từng tháng. Thông thường, cơn đau ảnh hưởng đến cả hai vú. Vị trí đau nhiều ở phần trên và bên ngoài của vú, và có thể lan đến phần bên trong của cánh tay trên.
Nguyên nhân đau ngực khi có kinh
Do sự thay đổi nội tiết tố sinh dục. Theo GS. Ayres, phụ nữ đau ngực có tỷ lệ progesteron/estrogen thấp hơn so với phụ nữ không đau ngực xảy ra ở nửa sau chu kỳ kinh.
Hậu quả của stress ảnh hưởng đến chu kỳ kinh, gây rối loạn kinh nguyệt, có thể mất kinh, chậm kinh hay ra kinh nhiều.
Đau ngực có thể gặp ở phụ nữ có thai giai đoạn đầu do sự tăng sinh và phát triển các ống tuyến vú, cảm giác cương đau.
Cách chữa đau ngực khi có kinh
Không cần điều trị nếu các triệu chứng đều nhẹ. Nhiều phụ nữ yên tâm bởi biết rằng đau ngực có tính chu kỳ không phải là một triệu chứng của ung thư vú hay bệnh không nghiêm trọng.
Chỉ cần giảm yếu tố stress, nghỉ ngơi thư giãn, chế độ ăn ít chất béo, cà phê, rượu và sô-cô-la. Sử dụng áo ngực hợp lý hỗ trợ giảm đau. Dùng các vitamin B6, viatmin E.
Có thể dùng các loại giảm đau thông thường: paracetamol, hay loại giảm đau không có steroid như: ibuprofen, diclofenac.
Đối với phụ nữ trên 35 tuổi cần đi chụp phim vú, để loại trừ đau ngực do ung thư.
Phụ nữ trên 20 tuổi chưa muốn có em bé, có thể dùng viên thuốc ngừa thai uống mỗi ngày cũng giúp làm giảm đau ngực.
Trường hợp cơn đau nặng nề, giải pháp dùng các loại thuốc như: danazol, tamoxifen, bromocriptine nhằm ngăn chặn nội tiết tố nữ.
Những kiến thức về hiện tượng đau ngực khi có kinh trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về triệu chứng thường gặp này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét