Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Sức Khỏe Sinh Sản: Những Vùng Dễ Truyền Bệnh Tình Dục Mà Bạn Không Ngờ Đến

Với tên gọi quen thuộc khiến nhiều chị em vẫn thường hay có ý niệm rằng bệnh tình dục thì chỉ liên quan đến vùng kín. Thật ra điều đó chỉ đúng trên một phần nhỏ thôi, trên thực tế có rất nhiều vùng trên cơ thể dễ lây bệnh mà chúng ta không để tâm đến.

Khuôn mặt

Như đã biết, bệnh Herpes sinh dục có thể lây lan lên môi nếu quan hệ tình dục bằng miệng với một người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Theo bác sĩ Amesh Adalja, chuyên bệnh truyền nhiễm và là học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Sức khỏe Johns Hopkins chia sẻ "Nhưng bạn lại không hay biết rằng Herpes cũng có thể xuất hiện ở bên dưới thắt lưng, xung quanh miệng cũng như mũi, lưỡi bạn”.

Vì thế, theo chuyên gia cho biết các dấu hiệu có thể nhận biết của bệnh Herpes ban đầu giống như mụn rộp sinh dục với biểu hiện ngứa ran, sau đó phát triển thành vết loét, phồng lên và bong vảy. Nếu không chắc chắn, hãy đến bác sĩ da liễu kiểm tra. Bác sĩ của bạn có thể kê đơn thuốc kháng virus để giảm bùng phát.

Cổ họng

Thông thường, các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ dễ dàng trú ngụ trong các mô mềm, ẩm ở mặt sau của miệng, cổ họng nhiều hơn bạn tưởng. Chlamydia và bệnh lậu (bao gồm cả chủng kháng thuốc được gọi là "siêu lậu") có thể trú ngụ ở đây nếu một người mắc một trong hai loại nhiễm trùng này trong khi thực hiện hành vi oral sex. Theo CDC, thậm chí bạn chẳng nhận ra được điều này ngoài triệu chứng duy nhất là đau họng.

Mắt

Cũng theo chia sẻ của bác sĩ Adalja, bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra nhiễm trùng mắt như Herpes, lậu, chlamydia và giang mai. Khi bị lây truyền, mắt sẽ có dấu hiệu đỏ, suy nghĩ sẽ thấy đau mắt, sưng, tấy đỏ và tiết dịch bất thường.

Tuy nhiên, nhiễm Herpes mắt có thể có những biểu hiện khác nhau. Theo bác sĩ Adalja, nếu bạn bị nhiễm virus Herpes, nó có thể dẫn đến bùng phát một hoặc nhiều vết thương trên mí mắt hoặc thậm chí giác mạc, gây đau và nhạy cảm hơn bình thường, có thể gây nguy hiểm cho tầm nhìn của bạn bằng cách gây sẹo. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức.

Tham khảo bài viết Các dấu hiệu cho thấy bạn nên kiểm tra sức khỏe sinh sản để có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản. Hãy phòng bệnh hơn chữa bệnh nhé!

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

Kinh Nguyệt Không Đều: Nguyên Nhân Và Các Dạng Thường Gặp (P.2)

Tiếp theo phần 1, sau đây bài viết sẽ liệt kê các dạng rối loạn kinh nguyệt hay gặp nhất.

Vô kinh

Vô kinh nguyên phát: nếu bạn gái đã 18 tuổi nhưng vẫn chưa thấy kinh nguyệt, đó gọi là vô kinh nguyên phát. Nguyên nhân có thể do bất thường về nhiễm sắc thể, hay sự bất thường của cấu trúc giải phẫu hoặc bất thường trong nội tiết sinh dục.

Vô kinh thứ phát: mất kinh 3 tháng liên tiếp trở lên ở những phụ nữ trưởng thành, trước đó vẫn hành kinh đều đặn mỗi tháng.

Thống kinh

Là hiện tượng đau bụng dữ dội mỗi khi hành kinh. Cơn đau bắt đầu từ hạ vị lan lên tận ức, phạm vi đau có thể lan xuống đùi, có khi đau khắp bụng. Đau thường có tính chất kéo dài thành từng cơn, nhưng cũng có khi chỉ thấy nặng nề phần bụng dưới. Có thể kèm theo đau đầu, đau ngực. Nguyên nhân là do các tổ chức bị hoại tử khi hành kinh sẽ tạo ra menotoxine gây nên các cơn co thắt tử cung, đặc biệt là xung quanh lỗ trong cổ tử cung. Những mạch máu bị co thắt này khiến cho các cơ quan bị thiếu oxy, gây nên những cơn đau. Thống kinh nguyên phát xuất hiện sớm từ những lần có kinh đầu tiên ở tuổi dậy thì hoặc thống kinh thứ phát xuất hiện muộn do bị viêm, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung...

Rong kinh

Rong kinh là hiện tượng hành kinh kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh có thể nhiều, trung bình hay ít. Nhưng nếu kinh ra không đúng ngày và kéo dài trên 7 ngày gọi là rong huyết. Trường hợp kinh ra đúng chu kỳ nhưng kéo dài trên 15 ngày gọi là rong kinh- rong huyết.

Cường kinh

Kinh nguyệt vẫn đến đúng ngày nhưng lưu lượng máu kinh nhiều hơn so với bình thường thì gọi là hiện tượng cường kinh. Còn nếu lượng máu kinh ra trên 300ml, có cả cục máu đông thì được gọi là băng kinh, nguyên nhân đến từ sự tăng cường estrogen hoặc có thể là triệu chứng của bệnh lý viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung…

Kinh ít

Lượng máu kinh trong mỗi chu kỳ rất ít. Nguyên nhân có thể do nội mạc tử cung phát triển không đồng nhất, hoặc hoạt động nội tiết của buồng trứng kém, do dính buồng tử cung…

Kinh thưa

Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 35 ngày. Điều này là do giai đoạn phát triển của nang noãn kéo dài và thường thì không phải điều trị trừ một số trường hợp đặc biệt.

Đa kinh

Ngược lại với kinh thưa, trạng thái này là chu kỳ kinh ngắn hơn 21 ngày. Nguyên nhân thường do nang noãn sớm hình thành, giai đoạn nang noãn bị rút ngắn lại. Trong việc điều trị phải dùng thêm estrogen đầu chu kỳ kinh, dùng thêm progesteron ở nửa sau pha hoàng thể.

Trên đây là các dạng của rối loạn kinh nguyệt thường gặp nhất. Để có cách điều trị dứt điểm, bạn nên có kế hoạch khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Đọc phần trước của bài viết này tại Kinh Nguyệt Không Đều: Nguyên Nhân Và Các Dạng Thường Gặp (P.1)

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2018

Những Bệnh Lây Qua Đường Tình Dục Tàn Phá Sức Khỏe Sinh Sản (P2)

Bệnh lây qua đường tình dục là những căn bệnh thường lây lan từ người này sang người khác thông qua đường tình dục. Các vi sinh vật gây bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường máu, tinh dịch, dịch âm đạo hoặc hoặc các chất dịch cơ thể khác.

Sùi mào gà

Đây là một thường được nhắc đến, do virus HPV (Human Papilloma HPV) gây u nhú. Bệnh sùi mào gà lây truyền rất dễ qua con đường tình dục.

Các phương pháp điều trị virus HPV gây bệnh sùi mào gà hiện nay có thể áp dụng như dùng thuốc, hóa chất và laser, hoặc dùng thuốc bôi tại chỗ để ức chế virus. Cách này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, chớm bị nhờ phát hiện sớm.

Để điều trị bệnh sùi mào gà thường rất nan giải và lâu dài, do bệnh có nguy cơ tái phát cao khi hệ miễn dịch suy yếu. Người bệnh sẽ mang virus trong cơ thể suốt đời, khi đó virus nhân lên trong tế bào tới một số lượng nhất định sẽ phát ra thành bệnh.

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hẹn tái khám sau 2-3 tuần điều trị. Sau đó nếu xét nghiệm lại vẫn còn tổn thương, bệnh nhân sẽ được điều trị tiếp.

Giang mai

Với nhiều biểu hiện tổn thương ở khắp nơi của cơ thể tùy theo diễn biến của bệnh như da, niêm mạc, cơ, xương, nội tạng, nhất là tim mạch và thần kinh.

Có những trường hợp bị giang mai bẩm sinh, do khi mang thai mẹ chẳng may bị giang mai nhưng lại không điều trị cẩn thận hoặc không điều trị thì nguy cơ lây nhiễm cho đứa trẻ trong bụng là khó tránh khỏi.

Người mẹ nếu mắc bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai, dễ sảy thai do xoắn khuẩn đi vào nhau thai gây viêm động mạch, dẫn đến tắc động mạch, nhau thai bị hoại tử làm cho thai nhi không nhận được chất dinh dưỡng và dẫn đến tình trạng sảy thai.

Bệnh lậu

Những chị em có thai bị bệnh lậu có nguy cơ cao về sảy thai, nhiễm khuẩn ối hoặc chuyển dạ sớm. Trong quá trình chuyển dạ, nếu mẹ mắc bệnh lậu thì vi khuẩn của bệnh có thể truyền sang cho bé.

Bệnh lậu sẽ ảnh hưởng đến mắt của bé sơ sinh, nếu không được điều trị, bé có thể bị mù. Ngoài ra, bệnh lậu từ mẹ có thể ảnh hưởng đến các phần khác trên cơ thể bé như nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn khớp gối và chứng viêm màng não.

Những bệnh lây qua đường tình dục tàn phá sức khỏe sinh sản (P1) như qua âm đạo, hậu môn, quan hệ tình dục đường miệng. Virus gây bệnh sẽ lây từ người này qua người khác ở tinh dịch, dịch âm đạo hay máu. Một số khác sẽ vào cơ thể người qua những vết trầy xước rất nhỏ.

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

Cách Làm Giảm Đau Bụng Kinh Bằng Thực Phẩm

Tình trạng đau bụng kinh có thể giải quyết được bằng nhiều cách. Bên cạnh uống thuốc giảm đau, chị em có thể ăn những thực phẩm dưới đây cũng rất hiệu quả.

Danh sách thực phẩm làm giảm đau bụng kinh

Cá mòi

Theo một nghiên cứu của Đại học Massachusetts (Mỹ), những phụ nữ trong độ tuổi từ 27-44, nếu tiêu thụ nhiều vitamin D và canxi ít thì dễ bị các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguỵệt hành hạ. Cá mòi là thực phẩm giàu cả canxi và vitamin D. Hơn nữa, cá mòi còn chứa axit béo omega 3 đã được chứng minh là có thể làm giảm các triệu chứng chướng bụng, đau đầu, căng tức ngực, lo lắng, thiếu tập trung.

Quả bơ không chỉ giàu chất béo có lợi mà còn chứa nhiều hàm lượng kali - khoáng chất có tác dụng lợi tiểu, giúp đẩy muối và nước thừa ra khỏi cơ thể. Đặc biệt hơn, kali sẽ chống lại tình trạng đau cơ, đau quặn bụng khi bị hành kinh. Đừng quên bổ sung bơ trong những ngày “đèn đỏ” nhé!

Củ cải đỏ

Một nghiên cứu ở Mỹ đã theo dõi hơn 3.000 phụ nữ trong vòng 10 năm cho thấy những người tiêu thụ nhiều vitamin B1 và vitamin B2 có từ thực phẩm có thể tránh được các hội chứng tiền kinh nguyệt. Một trong những loại thực phẩm giàu 2 loại vitamin thuộc nhóm B này là củ cải đỏ. Ngoài tác dụng làm giảm hội chứng tiền kinh nguyệt, củ cải đỏ còn cung cấp folate cần thiết cho cơ thể. Bổ sung folate sẽ làm giảm nguy cơ mắc các triệu chứng như mệt mỏi, hay quên, lú lẫn và mất ngủ trước chu kỳ kinh nguyệt.

Các loại đậu

Tiêu thụ nhiều sắt có trong thực vật cũng làm hạn chế nguy cơ bị hội chứng tiền kinh nguyệt. Theo đó, các loại đậu chứa rất nhiều chất sắt, đồng thời cũng là nguồn phong phú chất xơ.

Sô cô la đen

Đầu tiên, các chất chống oxy hóa trong sô cô la đen giúp các mạch máu giãn ra, từ đó giúp giảm huyết áp và cải thiện tuần hoàn. Đây là một trong những tác nhân giúp các hoóc môn stress hạ xuống. Ngoài ra, sô cô la còn rất giàu magiê - một khoáng chất được chứng minh là có thể làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như chướng bụng, mệt mỏi, trầm cảm và dễ bị kích động.

Đọc thêm bài viết khác cùng chủ đề tại Cách Làm Giảm Đau Bụng Kinh Không Cần Thuốc