Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

Làm Đẹp Da Nhờ Ăn Uống Khoa Học

Đẹp da bằng thực phẩm, có thể không? Câu trả lời hoàn toàn có thể khi bạn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng qua những gì bạn ăn mỗi ngày.

Để da căng mịn


Vitamin C giúp sản sinh ra collagen khiến da có độ đàn hồi. Nếu quá ít vitamin A hoặc chất béo cần thiết, da bạn sẽ khô ráp. Ngoài ra, thiếu kẽm cũng tạo nên làn da sần sùi và nhăn nheo. Lưu ý bổ sung các thực phẩm giàu C, A hay kẽm để làm chậm quá trình lão hóa nhé!


Để tái tạo da


Vitamin A là vitamin hàng đầu để cải thiện làn da và ngăn ngừa sự lão hóa. Nó là một tác nhân mạnh mẽ loại bỏ các tế bào chết và làm cho da tươi trẻ hơn.

Loại vitamin này đến từ 2 hình thức: retinol có trong thịt, cá, trứng và sản phẩm sữa; beta-carotene đến từ những trái cây màu đỏ, cam, vàng và rau xanh. Quả mơ, cà rốt, khoai lang và bí ngô đều là nguồn cung beta-corotene dồi dào.

Để làm căng và sáng da


Cá không chỉ là nguồn chất chống oxy hóa dồi dào mà nó còn chứa nhiều protein giúp cung cấp axit béo thiết yếu (EFA) - những chất mang lại màng tế bào khỏe mạnh. Để có làn da tươi trẻ, ăn các loại cá biển như cá hồi, cá thu hoặc cá ngừ, 3 lần/tuần. Để da săn chắc bạn có thể ăn quả óc chó, dầu lanh, dầu đậu nành, hạt bí và hạt hướng dương.

Dầu lanh cũng có công dụng chữa tình trạng viêm da như eczema.

Để chống lão hóa


Ngoài tuổi tác, ô nhiễm môi trường và stress khiến cho da của bạn nhanh lão hóa hơn. Nó dẫn tới việc viêm da, giảm độ đàn hồi, tạo nên vết nhăn. Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật, quả hạch, rau lá xanh, còn vitamin C có trong quả họ cam, các quả mọng và rau lá xanh. Măng tây giàu glutathione còn CoQ10 có trong hải sản, rau chân vịt và quả hạch.

Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa bao gồm: mận khô, mận tươi, ớt, củ cải đường, mùi tây, quả sung, nho khô và quả đậu. Các loại gia vị, thảo dược, giúp đẩy mạnh các chất chống oxy hóa trong cơ thể bạn.

Để giảm mụn, nám


Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt và dùng kem chống nắng khi đi ra ngoài. Hãy ăn các loại thực phẩm giàu selenium như tỏi, hạt vang, hạt vừng. Bên cạnh đó, kẽm cũng là hợp chất tự nhiên mang lại vẻ đẹp cho da. Những thực phẩm giàu kẽm bao gồm con hàu, gừng, thịt cừu, hạt bồ đào và hạt vang.

Đọc thêm bài viết khác tại Cách Ăn Uống Khoa Học Để Cải Thiện Làn Da

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

Những Ảnh Hưởng Của Kinh Nguyệt Không Đều

Hiện nay, có rất nhiều chị em gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều và có chung băn khoăn là ảnh hưởng của kinh nguyệt không đều đến cuộc sống như thế nào? Trước hết, chúng ta có thể đoán rằng chính nguyên nhân hay triệu chứng của bệnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, đời sống sinh lý, sinh hoạt và làm xuống dốc nhan sắc.


Ảnh hưởng đến sức khỏe



Theo thông tin được cung cấp từ Viện Y tế cộng đồng ở Berkeley (California – Hoa Kỳ), những phụ nữ chu kỳ kinh nguyệt không đều thường có nguy cơ ung thư buồng trứng cao gấp 2,4 lần so với những phụ nữ bình thường.


Kinh nguyệt bất thường thường xuyên có thể làm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cũng tăng cao, vì kinh nguyệt thất thường sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển ở vùng âm hộ và âm đạo. Khi vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào bên trong tử cung, buồng trứng, vòi trứng… nguy cơ viêm vùng chậu rất cao.


Ngoài ra, triệu chứng này cũng chính là dấu hiệu cảnh báo cho phụ nữ nhiều bệnh nguy hiểm như: hội chứng buồng trứng đa nang, viêm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, u xơ cổ tử cung...

Ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống



Hiện tượng kinh nguyệt không đều đi kèm với những triệu chứng mệt mỏi, cáu gắt, choáng váng và kéo theo những cơn đau bụng dưới dữ dội. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, làm giảm khả năng tập trung vào công việc hoặc khiến công việc hàng ngày của nữ giới bị gián đoạn.


Chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng thất thường cũng làm cho phụ nữ không thể biết trước ngày hành kinh để chủ động có những kế hoạch cho cuộc sống và công việc.
Ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng


Đời sống tình dục luôn đóng vai trò quan trọng để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên những chị em bị rối loạn kinh nguyệt luôn trong tình trạng mệt mỏi, ham muốn tình dục giảm. Đặc biệt, ngày hàng kinh kéo dài trong tháng do chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn làm giảm những ngày có thể “gần gũi” có thể làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vợ chồng.

Để tìm hiểu thêm về bệnh lý nguy hiểm này, hãy tham khảo bài viết Kinh nguyệt không đều: vấn đề đe dọa sức khỏe.

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

Các Dấu Hiệu Có Kinh Dễ Bị Nhầm Lẫn

Dấu hiệu có kinh khá đặc trưng và chị em nào cũng đều trải qua khi bước vào ngày “đèn đỏ”. Thực tế có những triệu chứng đến từ các nguyên nhân khác không phải kinh nguyệt, nhưng lại có biểu hiện giống như kinh nguyệt. Hãy cùng xem đó là gì trong bài viết dưới đây.
dau hieu co kinh

Có thai

Rất nhiều triệu chứng của mang thai sớm gồm đau căng đầu ngực, thay đổi tâm trạng, mệt mỏi, co thắt bụng dưới đều tương tự như khi có kinh nguyệt. Nếu trước đó bạn đã từng quan hệ, hãy chú ý phân biệt hiện tượng này và hiện tượng kinh nguyệt nhé.

Sự thay đổi của hormone cũng như tử cung trong giai đoạn mang thai sớm tương tự như các tác động của chu kỳ kinh nguyệt. Khi mang thai, bạn có thể ra chút máu gần thời gian có kinh, nhưng đó chỉ là phản ứng của nội mạc tử cung khi bào thai đến làm tổ chứ không phải kinh nguyệt. Tốt nhất nên dùng que thử thai để kiểm tra.

Bệnh lý của tuyến giáp

Tuyến giáp nằm ở vùng trước cổ của bạn, thực hiện và điều hòa nhiều chức năng của cơ thể trong đó có chu kỳ kinh nguyệt. Vì thế, khi tuyến giáp có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến sự sản xuất của hormone FSH và LH. Hai hormone này có vai trò điều hòa sự rụng trứng, chu kỳ kinh của bạn sẽ rối loạn nếu FSH và LH bất thường.

Lúc này, tuyến giáp điều hòa chức năng não bộ khiến bạn cảm thấy tâm trạng thất thường. Bạn có thể bị ra máu âm đạo ít hay co thắt bụng dưới do lớp nội mạc tử cung cứ dày lên mà không bong tróc vì không có sự rụng trứng.

Nếu thấy các dấu hiệu khác như sụt cân hay tăng cân nhanh chóng, run tay, hồi hộp, hay mệt mỏi nhiều hãy đi khám bác sĩ.

Tác dụng phụ thuốc tránh thai

Một trong những tác dụng phụ phổ biến của dụng cụ tránh thai chứa hormone là làm mất kinh tạm thời. Vì nó làm mỏng nội mạc tử cung nên kỳ kinh sẽ không xuất hiện.

Thuốc tránh thai cũng có thể khiến bạn ra ít máu chứ không khiến bạn ra máu nhiều như kỳ kinh thật sự. Tuy nhiên, bạn có thể vẫn trải qua các triệu chứng như đau căng ngực tương tự như trong kỳ kinh vậy.

Đa nang buồng trứng


Hội chứng đa nang buồng trứng là hội chứng mà bạn có dư lượng hormone androgen trong cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng, phát triển lông tóc đột ngột, tăng cân và nhạy cảm với insulin.

Hội chứng đa nang buồng trứng có thể khiến bạn xuất hiện các chu kỳ kinh không rụng trứng, khiến máu âm đạo bất thường. Nhiều nang tăng trưởng trong buồng trứng và khi các nang này vỡ ra có thể khiến bạn cảm thấy đau bụng giống như đang ở trong kỳ kinh vậy. Ngoài ra nhiều người nhầm lẫn tăng cân trong hội chứng này do đến từ sự chướng bụng trong kỳ kinh.

Bị nhiễm trùng phụ khoa


Một vài vi khuẩn lây bệnh qua bệnh tình dục như lậu cầu và chlamydia có thể dẫn đến viêm vùng bụng chậu, gây co thắt hay đau vùng bụng dưới tương tự như khi bạn hành kinh. Nhưng nếu cảm thấy vùng kín ngứa rát cũng như có dịch âm đạo bất thường, đừng nên bỏ qua.

Đọc thêm bài viết khác cùng chủ đề tại Tìm Hiểu Về Các Dấu Hiệu Có Kinh – Hội Chứng Tiền Kinh Nguyệt

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018

Ăn Uống Khoa Học Để Có Chế Độ Dinh Dưỡng Cần Thiết Trong Độ Tuổi Dậy Thì

Trong độ tuổi dậy thì, bạn cần đến 2.200-2.600 calo, tương đương người trưởng thành mỗi ngày. Nếu không cung cấp đúng và đủ, bạn sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến chậm hoàn thiện và phát triển các bộ phận cơ thể so với bạn bè đồng trang lứa.

Lượng đạm

Vì nhu cầu phát triển cơ bắp nên lượng đạm của bạn cần cao hơn cả người trưởng thành, chiếm đến 14-15% tổng số năng lượng trong khẩu phần, tương đương 70-80g/ngày, chú ý đạm động vật nhiều sắt giúp phòng chống thiếu máu cũng như cung cấp vật liệu để xây dựng các cấu trúc tế bào và hoàn thiện phát triển các nội tiết tố về giới tính, tham gia hệ miễn dịch nhằm tăng sức đề kháng.

Chất béo (dầu, mỡ)

Trong khẩu phần hàng ngày chất béo chiếm 20 – 25%, là nguồn cung cấp năng lượng, giúp cơ thể hấp thụ vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K. Bạn nên ăn cả mỡ động vật và dầu thực vật, khoảng 40-50gr mỗi ngày. Chất bột đường cung cấp năng lượng chính cho cơ thể chiếm 60-70% năng lượng, có trong gạo, bột mì, sản phẩm chế biến, khoai, củ… Nên chọn lựa những loại bột đường thô để cung cấp chất xơ tốt cho đường tiêu hóa và phòng chống béo phì.

Canxi

Ở giai đoạn tuổi dậy thì, nếu được cung cấp đủ sẽ giúp xương chắc khỏe và độ đậm xương đạt mức tối đa giúp bạn phát triển tốt về chiều cao và phòng được bệnh loãng xương mai sau. Mỗi ngày bạn cần 1.000 - 1.200mg canxi. Canxi có nhiều trong sữa, cả sữa bò và sữa đậu nành, các loại thủy sản, xương cá (nên kho nhừ cá để có thể ăn cả xương). Nên uống 400 - 500ml sữa/ngày.
Chất sắt

Khác với con trai, các bạn nữ khi bước vào tuổi dậy thì cần lượng sắt nhiều hơn do mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Nên bạn trai chỉ cần 12 - 18mg sắt/ngày, trong đó, bạn gái cần tới 20mg sắt/ngày. Chất sắt có nhiều trong thịt đỏ, phủ tạng động vật: thịt bò, gan, tim…, lòng đỏ trứng, đậu đỗ, rau xanh có nhiều vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn… Nếu thiếu sắt, bạn sẽ bị thiếu máu gây ra các triệu chứng mệt mỏi, hay quên, buồn ngủ, da xanh…

Các vitamin và khoáng chất

Đây là những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nhu cầu vitamin nhóm B, C, A, D, acid folic... cũng cao do tăng chuyển hóa năng lượng. Vì vậy, cần phải ăn đa dạng thực phẩm và những thực phẩm tươi càng ít qua chế biến thì càng ít mất chất dinh dưỡng. Lượng rau cần thiết trong ngày là 300-500g. Thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa; chậm phát triển chiều cao. Khi thiếu vitamin C, quá trình tổng hợp collagen gặp trở ngại, làm giảm quá trình hình thành tế bào ở các thành mạch, mô liên kết, xương, răng, giảm sức đề kháng.

Ngoài ra, trong giai đoạn này vấn đề lớn nhất các bạn thường phải đối mặt chính là “mụn”. Tham khảo bài viết Ăn uống khoa học cho tuổi dậy thì, để đánh bay nổi lo bị “mụn” nhé!