Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Lựa chọn thay thế tampon: Cách sử dụng cốc kinh nguyệt

Bạn đã thử dùng băng vệ sinh và tampon, và có thể bạn đã nghe nói về cốc kinh nguyệt (hay còn gọi là mooncup), nhưng bạn vẫn luôn tự hỏi bản thân mình rằng cốc kinh nguyệt hoạt động như thế nào? Dưới đây là cách sử dụng cốc kinh nguyệt mà bạn có thể tham khảo.

Gấp và giữ

Bạn hãy nhớ luôn rửa tay trước khi sử dụng. Gấp cốc kinh nguyệt sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất. Nhiều người gấp theo hình chữ C. Tuy nhiên, nếu điều đó không phù hợp với bạn, hãy thử một số kiểu gấp khác để làm cho việc chèn cốc kinh nguyệt được dễ dàng hơn.

Chèn và đảm bảo

Như với tampon, hãy nhẹ nhàng chèn cốc kinh nguyệt đã được gấp vào âm đạo của bạn, điều chỉnh nó theo cột sống của bạn. Cốc kinh nguyệt nên được chèn ở vị trí thấp nhất có thể sao cho vẫn thoải mái trong âm đạo của bạn. Thông thường, nó sẽ có vị trí thấp hơn so với tampon nhưng vẫn hoàn toàn năm trong âm đạo.
Khi cốc kinh nguyệt đã được chèn thành công, nó sẽ bung ra, tạo ra một sự hút nhẹ. Sự hút này là cách cốc kinh nguyệt ngăn chặn máu kinh bị rỉ ra ngoài, vì vậy hãy sử dụng ngón tay của bạn để kiểm tra xem nó có được bung ra hoàn toàn hay chưa. Bạn có thể xoay cốc nếu cần thiết.
Quan trọng là bạn đừng vội vàng. Hãy dành thời gian cho việc sử dụng cốc kinh nguyệt - nó giống như học cách sử dụng kính áp tròng.

Thời gian sử dụng lên đến 12 giờ

Một trong những lợi ích tuyệt vời của việc sử dụng cốc kinh nguyệt là nó có thể được sử dụng đến 12 giờ. Mức độ thường xuyên mà bạn cần để làm sạch cốc phụ thuộc vào chu kỳ và lượng máu kinh của bạn, mặc dù hầu hết người dùng cốc kinh nguyệt thấy rằng họ chỉ cần đổ nó vào buổi sáng và một lần nữa vào buổi tối.

Lấy ra và làm sạch

Với bàn tay đã được rửa sạch, bạn chỉ cần nhẹ nhàng kéo đuôi cốc xuống cho đến khi bạn có thể chạm tới và nắm lấy phần thân cốc. Bóp phần thân để giải phóng sức hút và nhẹ nhàng lấy cốc kinh nguyệt ra.
Bạn có thể cần phải sử dụng cơ vùng chậu để đẩy cốc kinh nguyệt xuống thấp hơn trong âm đạo để giúp bạn chạm đến thân cốc bằng các ngón tay.
Khi bạn đã lấy cốc ra, hãy đổ nó vào bồn vệ sinh, và rửa sạch bằng nước.
Nếu bạn không có nước, bạn có thể lau bằng khăn giấy hoặc đơn giản là chèn lại trực tiếp sau khi đổ xong. Tuy nhiên, bạn hãy chắc chắn sẽ rửa sạch cốc kinh nguyệt trong lần thay tiếp theo.

Chèn lại

Khi cốc kinh nguyệt đã được rửa sạch, bạn có thể chèn lại vào âm đạo, và bạn đã sẵn sàng trở lại!

Bạn hãy tham khảo bài viết “Cách sử dụng tampon” để tìm hiểu thêm về tampon – một trong những sản phẩm vệ sinh phổ biến trong những ngày “đèn đỏ”, và cách sử dụng chúng nhé.

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

Phân Biệt Giữa Dấu Hiệu Sắp Có Kinh Nguyệt Và Thụ Thai


Không ít chị em cảm thấy bối rối giữa các dấu hiệu có kinh và thụ thai, bởi chúng có nhiều nét tương đồng. Bài viết này sẽ chỉ ra một số điểm khác biệt giúp bạn tránh nhầm lẫn nhé!


Chảy máu vùng kín


Sau khi trứng thụ tinh sẽ di chuyển về tử cung làm tổ, trong quá trình đó, nó có thể gây ra một vài vết thương nhỏ trên niêm mạc cổ tử cung khiến cho vùng kín ra chút máu.

Hiện tượng này rất dễ bị hiểu lầm là kinh nguyệt, nhưng thực chất là máu báo thai. Tuy nhiên, nếu để ý bạn sẽ thấy máu báo thai thường có màu nhạt hơn, chỉ rỉ thành giọt và xuất hiện trong 1-2 ngày. Còn kinh nguyệt thì máu có màu sẫm và có lẫn chất nhầy tử cung, ra với số lượng nhiều. Máu ra trong thời kỳ kinh nguyệt cũng kéo dài hơn, từ 3-5 ngày tùy cơ địa.


Cảm giác căng tức vùng ngực


Khi mang thai hoặc khi có kinh nguyệt chị em đều bị căng tức ngực và kích thước của ngực cũng có thể bị thay đổi. Đối với phụ nữ mang thai thì sự thay đổi kích cỡ ngực cùng cảm giác căng tức sẽ diễn ra dễ chịu hơn so với hiện tượng cảm giác căng tức ngực trước kỳ kinh. Trước kỳ kinh thì kích cỡ của ngực tăng lên và khi chạm vào thì chị em sẽ cảm thấy đau, khó chịu còn khi có thai bạn sẽ thấy mặc dù ngực có dấu hiệu tăng kích thước nhưng chị em lại có cảm giác mềm mại hơn.

Ngoài ra, khi có thai thì phần đầu ngực của chị em sẽ chuyển sang màu thẫm hơn so với bình thường và chúng cũng rất dễ nhạy cảm. Đối với phụ nữ mang thai thì sự thay đổi kích cỡ ngực chính là bước chuẩn bị để tuyến sữa phát triển dùng nuôi con sau khi sinh.

Cảm thấy thèm ăn


Trước khi tới ngày đèn đỏ, nhiều chị em có thể nhận thấy thói quen ăn uống của mình thay đổi một chút như đột nhiên thèm ăn đồ ngọt. Hoặc có nhiều người cũng thấy bụng nhanh đói hơn. Khi mang thai, ngoài việc thèm ăn một số món, có thể bạn hoàn toàn không thích một số thức ăn hoặc buồn nôn khi ngửi thấy một số mùi vị, kể cả những món trước đây từng thích. Tình trạng này có thể kéo dài suốt thai kỳ.


Tâm trạng hay thay đổi và hay cáu gắt


Do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể nên khi có kinh nguyệt và khi có thai tâm trạng của chị em trở nên thất thường hơn, cụ thể là lúc vui lúc buồn, dễ cáu gắt, mỏi mệt…Đây là một đặc điểm sinh lý hoàn toàn bình thường của nữ giới trước khi có kinh và khi có thai. Tuy nhiên, nếu mang thai thì tình trạng này lại rõ nét và kéo dài hơn.

Để tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu sắp có kinh nguyệt, hãy tham khảo thêm bài viết cùng chủ đề tại Những Dấu Hiệu Sắp Có Kinh Nguyệt Dễ Nhận Biến Nhất.

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

Những Cách Chữa Kinh Nguyệt Không Đều Từ Thuốc

Bản thân việc hành kinh đã gây không ít mệt mỏi cho các chị em bạn gái, thế nhưng nếu một thời điểm nào đó mà bạn lại không thấy nàng nguyệt san ghé thăm như thường lệ, thì rắc rối đến rồi đây! Hãy cùng đọc bài này để tìm cách chữa kinh nguyệt không đều nhé.

Điều gì khiến kinh nguyệt trở nên “đỏng đảnh, khó chiều”?

Nguyên nhân cho việc này rất đa dạng, có thể do thói quen sinh hoạt, tâm lý, stress, hoặc do mắc các bệnh lý phụ khoa ở buồng trứng, tử cung...

Việc rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày, thậm chí tiềm ẩn những rủi ro bệnh lý liên quan đến chức năng sinh sản. Như vậy, chúng ta càng không nên xem thường mà hãy tìm ngay giải pháp để chấm dứt tình trạng này.

Bị rối loạn kinh nguyệt thì uống thuốc gì?

Việc sử dụng thuốc Tây y được xem là một cách điều trị bệnh tiện lợi và mang lại kết quả tích cực. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến điều trị kinh nguyệt thất thường.


Thuốc tránh thai hàng ngày
Đây được biết đến là một cách chữa rối loạn kinh nguyệt khá phổ biến hiện nay. Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày khi kinh nguyệt bị rối loạn sẽ giúp cân bằng nội tiết tố từ đó giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Lưu ý rằng uống thuốc tránh thai hàng ngày chỉ định cho trường hợp rối loạn kinh nguyệt do nội tiết tố mất cân bằng. Còn với những trường hợp rối loạn kinh nguyệt do các nguyên nhân khác thì không có tác dụng.

Thuốc PM H-Regulator


Bạn có thể tham khảo thuốc PM H-Regulator để chữa kinh nguyệt thất thường. Thuốc chứa thành phần chasteberry sẽ giúp chị em đẩy lùi đi những triệu chứng tiền kinh nguyệt hay các dấu hiệu của mãn kinh, giúp chu kỳ kinh nguyệt được ổn định.

Bên cạnh đó, thành phần có trong thuốc này có tác dụng giúp đẩy lùi đi các triệu chứng của kinh nguyệt bất thường như: Đau bụng kinh, vô kinh, kinh nguyệt không đều...

Thuốc Primolut-Nor

Thuốc Primolut-Nor là một loại thuốc được bác sĩ chỉ định trong nhiều trường hợp, trong đó có công dụng điều kinh, dùng trong trường hợp vô kinh nguyên phát, thứ phát, hội chứng tiền kinh nguyệt…

Lưu ý, các trường hợp không nên dùng thuốc là: Phụ nữ có thai, người bị u gan, rối loạn chức năng gan, người bị tắc mạch do huyết khối hay mắc hội chứng Rotor hay Dubin - Johnson.


Ngoài những loại thuốc trên chị em có thể sử dụng các thuốc bổ sung sắt để chữa rối loạn kinh nguyệt.

Dùng thuốc Tây cần chú ý điều gì


Tuy thuốc Tây mang lại hiệu quả nhanh chóng, nhưng sẽ có tác dụng phụ nếu bạn không chú ý đến tình trạng cơ thể mình trước khi dùng thuốc. Nên nhớ:

- Chỉ được sử dụng các loại thuốc trên khi có sự đồng ý và tư vấn của bác sĩ. Tránh tuyệt đối việc tự ý mua và uống tại nhà theo cảm tính.

- Với thuốc tránh thai hàng ngày dù có hiệu quả chữa rối loạn kinh nguyệt nhưng chị em không được lạm dụng thuốc, vì sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

- Trong thời gian dùng thuốc, cần có chế độ ăn uống phù hợp, nghỉ ngơi hợp lý để hỗ trợ điều trị tốt nhất...

Trên đây là một số gợi ý về cách chữa rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc Tây. Ngoài ra bạn có thể xem thêm bài viết khác cùng chủ đề như Tìm Cách Chữa Kinh Nguyệt Không Đều Từ Bài Thuốc Dân Gian.

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018

Ra Nhiều Huyết Trắng Là Biểu Hiện Nguy Hiểm

Mỗi ml huyết trắng sinh lý ở phụ nữ chứa tới hơn 1000 vi khuẩn, tuy nhiên đó chủ yếu là vi khuẩn vô hại và không gây bệnh gì. Vì thế chị em phụ nữ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ và giữ cho môi trường “vùng kín” luôn khô thoáng.

Ra huyết trắng là dịch tiết từ đường sinh dục, bình thường có màu trắng trong như lòng trắng trứng, hơi dai và có mùi hơi tanh. Khi ra huyết trắng ổn định, không bất thường cũng được xem như phản ánh sức khỏe của chị em tốt.


Tất cả những dấu hiệu đó cho thấy huyết trắng ở phụ nữ hoàn toàn bình thường, nhưng đôi khi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài quá mạnh, vượt quá năng lực kháng khuẩn vốn có của môi trường âm đạo, tất cả những dấu hiệu đó sẽ được bộc lộ qua những bất thường của huyết trắng.

Ra huyết trắng ở phụ nữ còn có nhiệm vụ quan trọng là giữ cho môi trường âm đạo luôn có độ ẩm đạt chuẩn, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có lợi sinh sống và ngăn ngừa tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, nó còn giúp cho âm đạo được bôi trơn và hỗ trợ đắc lực cho việc thụ thai.

Những bất thường của huyết trắng

Nếu huyết trắng ra nhiều bất thường, có màu lạ, mùi hôi, thậm chí kèm theo cả máu. Khi đó gọi là huyết trắng bệnh lý.

Bệnh huyết trắng tuy không nguy hiểm ngay lập tức nhưng nếu chị em không khám và chữa bệnh kịp thời, không điều trị dứt điểm thì bệnh dễ tái phát dẫn đến viêm phụ khoa mạn tính.

Huyết trắng ra nhiều gây nguy cơ viêm cổ tử cung khiến bạn bị đau bụng, đau lưng và dễ bị chảy máu. Ngoài ra, huyết trắng ra nhiều còn có nguy cơ dẫn đến viêm nhiễm lộ tuyến ở cổ tử cung của phụ nữ. Biểu hiện thường thấy của nó là huyết trắng có mùi hôi, đọng lại thành từng mảng và thường ra máu khi quan hệ.

Ra nhiều huyết trắng còn gây nguy cơ viêm âm đạo, viêm vùng chậu. Biểu hiện thường thấy của nó là thấy đau khi quan hệ, ra máu, vùng niêm mạc bị sưng đỏ… Bạn nên đi khám Bác sĩ và xin tư vấn cụ thể. Việc tùy tiện trong điều trị bệnh sẽ làm cho bệnh nặng hơn và còn có thể dẫn tới nhiều hiểm họa khác nữa cho sức khỏe.

Huyết trắng ra nhiều gây nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm ở bộ phận sinh dục của người phụ nữ. Nó có thể dẫn tới những hậu quả vô cùng nguy hiểm như ung thư hay vô sinh khiến bạn lo lắng và phải mất rất nhiều kinh phí để điều trị.

Hãy tham khảo bài viết Ra nhiều huyết trắng có phải bệnh không? để có thể tìm hiểu thêm các thông tin huyết trắng bệnh lý nhé.