Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Cách Nhận Biết Băng Vệ Sinh Giả - “Giải Mã” Thành Phần Bí Ấn Trong Băng Vệ Sinh

Điều gì khiến cho một lớp bông tuy mỏng nhưng lại thấm hút một lượng chất lỏng thật nhanh chóng? Liệu đó có phải là những hóa chất độc hại hay không? Nhận biết băng vệ sinh giả như thế nào? Tất cả hãy tìm lời giải đáp trong bài viết này nhé!

Hạt siêu thấm trong băng vệ sinh

Có một thời gian nhiều chị em hoang mang sau khi xem một số đoạn clip “thí nghiệm” băng vệ sinh bằng cách cắt đôi ra và nhúng vào nước, sau đó xuất hiện những hạt nhựa màu trắng trương phồng lên. Tin đồn về “chất lạ” có trong sản phẩm nhạy cảm này lan nhanh và khiến nhiều người ngần ngại không dám sử dụng sản phẩm của hãng. Nhưng thực chất loại hạt trong đó là gì?
Thực ra hạt gel nhỏ màu trắng ấy là hạt siêu thấm SAP (Super Absorbent Polymer) - một nguyên vật liệu an toàn và rất phổ biến đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ những năm đầu thập niên 1970. Hạt siêu thấm không chỉ phổ biến trong ngành băng – tã (bỉm) cho người lớn – trẻ em ở Việt Nam và trên thế giới, hạt SAP (hay còn gọi là hạt Polymer siêu thấm) còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như đồ chơi trẻ em, nông nghiệp (giữ nước và chống khô hạn cho cây trồng), y tế (hút dịch), môi trường (làm sạch đất), công nghiệp điện và xây dựng.
Cơ chế hoạt động: Sau khi hấp thụ chất lỏng, hạt siêu thấm sẽ “nở” thành khối gel trong suốt, không màu, không mùi, không độc hại và có khả năng hấp thụ chất lỏng lên tới 400 lần trọng lượng của chính nó. Trong trường hợp băng vệ sinh không may bị bục ra do bất cẩn hoặc thấm hút quá nhiều chất lỏng, thì chị em không nên lo lắng bởi các hạt siêu thấm SAP có cấu trúc hóa học của Natri Polyacrylate không hấp thụ qua da hay xâm nhập vào trong cơ thể. Cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy Natri Polyacrylate gây hại đến da và cơ thể.
Vậy nên các bạn hãy yên tâm vì đây là thành phần chính của nhiều loại băng vệ sinh hiện nay, có tác dụng tăng cường hiệu quả thấm hút của sản phẩm mà không gây hại cho vùng nhạy cảm.

Băng vệ sinh giả có đặc điểm gì?

Thay vì sử dụng hạt SAP, những loại băng vệ sinh giả thường dùng các loại bông gòn có tính thấm hút kém, chưa được tiệt trùng sạch sẽ và không rõ nguồn ngốc làm lõi của miếng băng. Chính vì thế độ thấm hút của băng vệ sinh giả thường kém và gây cho chị em cảm giác khó chịu. Ngoài ra, băng vệ sinh giả làm từ những nguyên liệu kém chất lượng, có thể dễ thấy ở việc bao bì nhãn mác thường in nhợt nhạt, lớp vỏ bên trong đóng gói cẩu thả, địa chỉ nhà sản xuất mập mờ... Đặc biệt, giá của mặt hàng này rẻ hơn so với nhiều hãng băng vệ sinh lớn. Chính vì thế, lựa chọn một nơi uy tín để mua sắm là điều hết sức quan trọng để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Băng vệ sinh giả nếu sử dụng chị em sẽ đứng trước nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, viêm nhiễm vùng kín do những vi khuẩn, hóa chất độc hại có trong sản phẩm gây nên. Hơn nữa, nếu sử dụng lâu dài mà không hay biết có thể dẫn đến vô sinh, hay các chứng bệnh mãn tính khó chữa liên quan đến sinh sản.
Ngoài bài viết này, bạn có thể tìm đọc bài Cách Nhận Biết Băng Vệ Sinh Giả - Kỹ Năng Không Thừa Với Bạn Gái để tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét