Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

Hãy Cẩn Trọng Khi Thấy Ra Máu Giữa Kỳ Kinh

Thông thường chị em chỉ ra máu khi đang hành kinh, nhưng nếu phát hện ra máu dù chưa đến kỳ, nên lưu ý bởi đây có thể là biểu hiện của một số bệnh.

Nguyên nhân


Chảy máu ngoài chu kỳ có thể là dấu hiệu của các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) như Chlamydia hoặc bệnh lậu. Theo Anne C. Ford, giáo sư về sản phụ khoa tại Duke University School of Medicine (North Carolina) cho biết thông thường cổ tử cung rất dễ bị xói mòn hoặc chảy máu khi mắc STI.

Nếu sau khi quan hệ tình dục phát hiện có chảy máu, rất có thể bạn bị lộ tuyến tử cung. Dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung cũng biểu hiện bằng chảy máu âm đạo nhưng hiếm gặp.

Đối với những ai nghi ngờ có thai, đây có thể là máu báo thai hoặc đối với những ai đang mang thai có thể là dấu hiệu sẩy thai. Thai ngoài tử cung, trong đó một trứng thụ tinh phát triển bên ngoài tử cung (thường là trong ống dẫn trứng), cũng có thể gây chảy máu.

Ngoài ra, dùng thuốc tránh thai có thể gây rối loạn kinh nguyệt, dẫn tới hiện tượng chảy máu bất thường dù không hành kinh.
Ra Máu Giữa Kỳ Kinh


Đối với phụ nữ tiền mãn kinh


Sau năm 35 tuổi, nếu phát hiện chảy máu ngoài kỳ kinh, rất có thể là dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung. Thay đổi nội tiết tố, u xơ tử cung, polyp là những nguyên nhân phổ biến hơn so với ung thư nội mạc cổ tử cung.

U xơ tử cung dẫn tới chảy máu bất thường nếu chúng phát triển vào nội mạc tử cung. Polyp, một loại u lành, cũng có thể phát triển trong tử cung hoặc cổ tử cung, cũng gây chảy máu. Cả u xơ tử cung và polyp đều có thể phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn.

Đối với phụ nữ trung niên, hooc mon lúc này có sự rối loạn đôi chút do cơ quan sinh sản dần lão hóa. Chảy máu ngoài kỳ kinh cũng có thể xảy ra và thường xuất phát từ sự biến động về hàm lượng hormone.

Đảm bảo sức khỏe sinh sản


Phụ nữ thường gặp nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản. Đây là một số cách giúp bạn phòng ngừa những bệnh liên quan:

  • - Quan hệ tình dục an toàn: cách tốt nhất để bảo vệ bản thân, ngăn chặn các bệnh lây truyền qua đường tình dục là sử dụng bao cao su. K
  • - Vệ sinh vùng kín thường xuyên (đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt).
  • - Tránh mặc quần chật, thay quần lót hàng ngày.
  • - Giữ cho bộ phận âm đạo ngoài luôn khô sạch, không đưa vật lạ vào sâu trong âm đạo để vệ sinh.
  • - Chị em nên hình thành thói quen đi khám phụ khoa ít nhất 1 năm/lần đối với người khỏe mạnh, 6 tháng/lần với những người có tiền sử mắc các bệnh phụ khoa.

Đọc thêm bài viết khác cùng chủ đề tại Ra Máu Giữa Kỳ Kinh Có Nguy Hiểm Không?

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

3 Lưu Ý Cần Biết Khi Sử Dụng Tampon

Ngày nay, khi đến ngày “đèn đỏ” chị em thường chọn cho mình tampon thay vì băng vệ sinh truyền thống. Và đương nhiên, sản phẩm nào cũng sẽ có nhưng ưu điểm, nhược điểm riêng. Vì thế, khi sử dụng tampon, các chị em cần lưu ý 3 vấn đề sau:

Lựa chọn tampon thích hợp


Tampon được chia theo nhiều loại khác nhau dựa trên kích thước, hay đối tượng sử dụng. Tùy vào chiều dài và chiều ngang của tampon mà bạn có thể chọn cho phù hợp. Với những bạn gái mới tập sử dụng tampon lần đầu, bạn nên chọn kích thước nhỏ hay trung bình và loại có cần đẩy để tránh gây tình trạng đau rát nếu kích thước tampon quá to, việc cho tampon vào âm đạo cũng dễ dàng hơn.

Ngoài ra, có loại tampon có cần đẩy và không có cần đẩy. Khi sử dụng tampon có cần đẩy, bạn gái chỉ cần đặt đầu que tampon vào khe âm đạo và đẩy nhẹ vào thì tampon sẽ theo lực đẩy lọt vào trong mà không cần dùng ngón tay đẩy vào nữa. Sau khi bạn đã quen dần với việc sử dụng tampon rồi thì hãy chọn loại không có cần đẩy, vì loại tampon có cần đẩy có giá thành khá cao đấy nhé.

Vệ sinh hai tay và âm đạo trước khi dùng tampon

Để tránh gây tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo, bệnh nấm da,…bạn nên rửa tay sạch và vệ sinh âm đạo và vùng xung quanh thật kỹ trước khi sử dụng tampon. Nhiều bạn gái chỉ nhớ rửa tay sau khi dùng tampon nhưng lại quên thực hiện điều trên. Hãy tập cho bản thân thói quen vệ sinh sạch sẽ trước lẫn sau khi cho tampon vào hay lấy tampon ra để vi khuẩn từ tay không thể lây nhiễm qua tampon mà chui vào âm đạo bạn nhé.

Sốc độc tố

Sốc độc tố hay còn được biết với tên Toxic Shock Syndrome (TSS) được coi là “hội chứng đặc trưng” có thể xảy ra khi các chị em gái sử dụng tampon. Nguyên nhân chủ yếu được cho là tampon này có độ thấm hút quá cao, khiến môi trường âm đạo bị khôm tạo điều kiện cho vi khuẩn Staphylococus aureus sinh ra và phát triển, hấp thụ vào máu gây nhiễm độc.

Hội chứng này rất hiếm gặp nhưng có thể gây ra những tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng. Khi bị sốc độc tố, các bạn nữ có thể gặp các biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa, sốt cao, đau cơ, đau họng, nổi ban đỏ giống như bị cháy nắng đặc biệt là trên lòng bàn tay hoặc bàn chân,… Bác sĩ phụ khoa Lona Prasad, Weill Cornell Medical Center ở New York khuyên bạn nên chọn tampon có độ thấm hút thích hợp với cơ thể của mình.

Vì thế để có thể sử dụng tampon đúng cách nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe bản thân, bạn hãy tham khảo bài viết Tampon Là Gì? Và Cách Dùng Tampon Như Thế Nào? Nhé!